Đăng ký nhận thông tin

Tư vấn trực tuyến

Thống kê lượt truy cập

3652026
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
1708
3197
14613
8429
9666
33245
3652026

Hiên có 13 khách đang trực tuyến

GIEO HẠT GIỐNG VĨ ĐẠI CÙNG DENIS WAITLEY

Denis Waitley là một trong những tác giả, diễn giả, chuyên gia tư vấn nổi tiếng nhất ở Mỹ. Ông thành công lớn với chương trình ghi âm “The Psychology of Winning”, Audio CD về Phát triển con người bán chạy nhất mọi thời đại. Ngoài ra, gia tài đồ sộ của Denis Waitley còn có hơn 10 triệu bản ghi âm được bán qua 14 thứ tiếng, 16 cuốn sách với những best-seller như “Seeds of Greatness,” “Being the Best,” “The Winner’s Edge,” “The Joy of Working,” and “Empires of the Mind.” Tiến sĩ Waitley từng là Chủ tịch Ủy ban Tâm lý thuộc Hội đồng y học Olympic Mỹ, chủ tịch Hội đồng Giáo dục Mỹ và là Diễn giả hay nhất về Sale và Tiếp thị do Hiệp hội diễn giả Toastmaster bình chọn.

Hỏi: Ông đã nghiên cứu hình mẫu thành công của những người thành đạt nhất trên thế giới. Ba tính cách nổi bật nhất mà họ chia sẻ là gì?
Denis Waitley: Thứ nhất là lòng tự trọng cao, cảm nhận được giá trị của bản thân. Thứ hai là nhận thức rằng mình có trách nhiệm lựa chọn số phận của chính mình. Người thành công nhất, giàu có nhất tôi từng gặp sử dụng đặc quyền đó để lựa chọn. Sức mạnh của sự chọn lựa số phận cho phép họ chịu trách nhiệm về cuộc đời mình. Đặc điểm thứ 3 là khả năng hình dung sáng tạo để biến ước mơ thành những mục đích cụ thể.
Hỏi: Theo ông, thế nào là người thành công?
Denis Waitley: Một người thành công, theo quan điểm của tôi, là một người theo đuổi liên tục thành quả muốn đạt đến, tự thiết lập mục tiêu có lợi cho mình và cả người khác.
Hỏi: Trong khi chuẩn bị thông tin cho cuộc phỏng vấn này, tôi tìm thấy có hơn 220 đầu sách đề cập đến chủ đề thành công và chỉ có 16 đầu sách nói về thất bại. Ông có nghĩ rằng có một sự nhấn mạnh quá mức vào vấn đề thành công?
Denis Waitley
: Quan điểm thành công bị hiểu sai lâu quá rồi. Tôi thấy nhiều người bán hàng có thu nhập đến hàng sáu số nghĩ rằng họ đã thành công. Họ nghĩ thành công là đạt đến một mức độ tài chính nào đó hay đạt đến một vị trí nào đó. Khi đạt được rồi, họ thỏa mãn. Họ có quan điểm sai vì không nhận ra rằng thành công là một quá trình trau dồi liên tục.
Hỏi: Năm 1976, hai nhà nghiên cứu, Thomas Tutko và William Burns đã xuất bản quyển sách với tựa đề Winning Is Everything and Other American Myths. Họ viết: “Sự thật thành công giống như uống nước muối; nó sẽ không bao giờ làm dịu đi cơn khát của bạn. Đó là lòng tham không đáy. Không bao giờ có đủ chiến thắng, không bao giờ có đủ những danh hiệu quán quân hay kỷ lục. Nếu chúng ta thắng nghĩa là chúng ta đã chịu đựng một cơn khát ngày càng kinh khủng hơn.”
Denis Waitley
: Đó là sự thật. Kiểu thành công của người Mỹ là về đích bằng bất cứ giá nào, thủ đoạn hơn là liêm chính.
Hỏi: Ông đang nói những người có khuynh hướng bị ám ảnh bởi thành công?
Denis Waitley
: Chính xác. Tôi nghĩ thể thao là lĩnh vực thể hiện rõ nhất sự thưởng phạt chỉ đến với người chiến thắng, nhưng vẫn có những ngoại lệ đáng kể. Ví dụ, trong cuộc phỏng vấn với 5 người thắng cuộc trong cuộc thi mười môn Olympic trước đây ở Mỹ, tôi thấy mục tiêu của họ là trở thành người giỏi nhất mà họ có thể, không cần giỏi nhất thế giới. Những vận động viên này đã tìm thấy sự thoả mãn trong việc nhận ra tiềm năng của họ.
Hỏi: Những huy chương vàng của họ là sự thỏa mãn bên trong, không phải bên ngoài?
Denis Waitley
: Chính xác. Bí quyết là so sánh chính bạn với tiêu chuẩn mà bạn đặt ra. Bạn so sánh chính mình với những thành tích bạn đã đạt được, không phải so sánh với thành tích của người khác.
Hỏi: Theo ông, thế nào là người chiến bại?
Denis Waitley
: Người chiến bại là người có nhiều cơ hội để học hỏi, nhưng họ không cố gắng. Gần đây, tôi đọc được một thống kê rằng chỉ có 10 phần trăm người Mỹ mua và đọc sách. Điều đó có nghĩa là 90 phần trăm còn lại chọn cách không tận dụng những cơ hội lớn có sẵn với mọi người. Thư viện của chúng ta chứa đủ thông tin để mọi người trở thành chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Hỏi: Ông có cảm thấy người bán hàng ngày nay không đọc sách nhiều?
Denis Waitley
: Với tôi, người chọn lựa không đọc sách là người thua cuộc nhiều hơn người mù chữ. Tôi không đề nghị bạn làm một trí thức bán hàng; tôi chỉ cho rằng nếu muốn phát triển, bạn chắc chắn cần thêm vốn từ.
Hỏi: Cho dù là nữ bán hàng hay nam bán hàng, điều đó cũng không có gì khác biệt phải không?
Denis Waitley
: Không có sự khác biệt. Sự thật, có nhiều thuận lợi ở cả hai. Phụ nữ có khiếu trong lĩnh vực giao tiếp bằng lời. Họ có thể thấu hiểu những dấu hiệu phi ngôn ngữ và thể hiện sự cảm thông đối với nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, xã hội cũng tạo điều kiện tích cực cho nam giới để tin rằng thế giới là của anh ta, và anh ta được dạy là phải mạo hiểm để đạt được mục tiêu. Phụ nữ được dạy là tìm kiếm sự an toàn. Tôi nghĩ phụ nữ cần hướng đến sự mạo hiểm để tạo ra sự an toàn và nam giới cần học cách lắng nghe nhiều hơn trước khi mạo hiểm.
Hỏi: Ông đã nghiên cứu về tính cách của nhiều người thành công. Một cách khách quan, bằng cách nào chúng ta có thể biết được cách thức và lý do họ chiến thắng?
Denis Waitley
: Tôi không nghĩ chúng ta có thể khái quát thành một công thức nhưng chúng ta có thể nghiên cứu cách vượt qua những trở ngại trên con đường của họ. Tôi nghiên cứu cách đi đứng của phi hành gia, vận động viên thể thao, người thành công trong kinh doanh và nhận thấy họ có điểm chung đáng ngạc nhiên.
Hỏi: Để tôi nhắc lại câu hỏi nhé. Ví dụ trong lịch sử, nước thắng trận được viết sách sử và do đó lịch sử trở thành huyền thoại của người chiến thắng. Tương tự như thế, những người thắng cuộc sẽ nói về chiến công của họ trong những cuộc phỏng vấn. Những người thắng cuộc là người được phỏng vấn nhiều nhất ở đất nước này. Ông có nghĩ rằng họ cho chúng ta một cái nhìn khách quan? Đó là một khoa học mang tính khách quan hay một khoa học mang tính tự biện?
Denis Waitley
: Đó là khoa học mang tính tự biện. Nhưng thay vì so sánh những kỹ thuật đạt được thành công của họ, chúng ta cần so sánh những mẫu thành tựu họ đạt được và xem những mẫu này trùng nhau như thế nào. Chúng ta cũng cần xem lại ý nghĩ và những hành động của họ trong suốt khoảng thời gian tệ nhất trong cuộc đời. Ở khía cạnh cá nhân, tôi học được những bài học từ thất bại nhiều hơn từ thành công.
Hỏi: Ông có cho rằng sức mạnh của người chiến thắng thường phụ thuộc vào cách họ quản lý sự thất vọng, chán nản?
Denis Waitley
: Chính xác. Khi tôi nghiên cứu những khó khăn mà những người thành công như Anwar Sadat, Abraham Lincoln, Walt Disney, Thomas A. Edison, và Golda Meir đã đối mặt, tôi học được nhiều hơn bằng cách phân tích những lời nói và quyết định họ đã thực hiện. Khi người chiến thắng đứng trên bục, họ có khuynh hướng tự đánh bóng những điều giúp ước mơ của họ thành hiện thực.
Hỏi: Tại sao?
Denis Waitley
: Đó là một khuynh hướng của con người, tự đánh bóng khó khăn và chỉ nhớ những thất bại lớn. Nhiều nhà kinh doanh tập trung đánh bóng và bỏ sót những cơ hội thật sự.
Hỏi: Chúng ta có thể trưởng thành hơn qua việc học từ những thất bại của chính mình như thế nào?
Denis Waitley
: Một cá nhân tích cực nhìn thất bại như một sự lùi bước tạm thời. Hoàn cảnh khó khăn trở thành bàn đạp. Một đứa trẻ có một đôi giày trượt băng mới trong ngày lễ Giáng sinh. Cậu bé đi ra sân băng và ngã chổng gọng. Người mẹ hỏi: “Sao con không bỏ đôi giày ra?” Cậu nói: “Mẹ, con không phải mang đôi giày để thất bại, con mang chúng để học hỏi. Những gì con làm là tiếp tục rèn luyện cho đến khi con biết cách làm đúng.”
Hỏi: Chúng ta không tự nguyện phát triển bằng cách tìm kiếm giải pháp vì nó vất vả?
Denis Waitley
: Đúng, 80 phần trăm nhận thấy sự khó nhọc như sự bất lợi hay không thể chấp nhận được và chỉ có 20 phần trăm nhận thấy chúng như một kinh nghiệm để học hỏi.
Hỏi: Ông có thể cho ví dụ về những người xem đau đớn như kinh nghiệm học hỏi?
Denis Waitley
: À, trong kỳ Olympic năm 1980, tôi làm việc với 8 vận động viên chèo thuyền của Úc. Họ đã có sự co thắt cơ bắp ở gần đích đến. Huấn luyện viên bảo khi họ chèo từ 60 nhịp đến 64 nhịp trong 1 phút, sự đau đớn gần như không thể chịu đựng được. Tuy nhiên, bằng cách xem nỗi đau là bạn, họ đã kết thúc cuộc đua mà không có sự co thắt cơ và họ đã thể hiện màn trình diễn đầy ý nghĩa. Tư tưởng của họ được thúc đẩy bởi những mong đợi tích cực, và những mong đợi ấy đã giết chết nỗi đau. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng đau đớn là một kinh nghiệm để trưởng thành. Nỗi đau báo cho ta biết cơ bắp đang làm việc và rằng ta đang làm hết mình, có nghĩa là ta đang trên đường đi đến chiến thắng. Chúng ta khám phá ra một điều thú vị là cái đầu sẽ ngăn chặn nỗi đau miễn là ta có một sự trông đợi tích cực.
Hỏi: Trong quyển The Seeds of Greatness, ông cho rằng những người được gọi là chuyên gia tạo động lực thuyết giảng quá nhiều về thái độ mà không nhấn mạnh khả năng. Nếu ông có những ước mơ lớn, có sự chịu đựng nỗi đau đớn cao độ, nhưng thiếu tài năng, liệu ông có thành công?
Denis Waitley
: Tại sao ta lại trông đợi lớn lao ở những người mà ta không biết tài năng thật sự của họ? Tôi trả lời ngắn gọn rằng chúng ta có những bài trắc nghiệm cụ thể để đánh giá những năng khiếu cơ bản.
Hỏi: Trong quyển The Winner’s Edge ông nói rằng: “Tôi đã không nhận thấy tôi chính là người quản lý cuộc đời mình cho đến năm 35 tuổi.”
Denis Waitley
: Đúng thế.
Hỏi: Ông giải thích điều đó như thế nào?
Denis Waitley
: Tôi thất bại quá nhiều cho đến năm 35 tuổi.
Hỏi: Ông thất bại về điều gì?
Denis Waitley
: Tôi trở thành một phi công giỏi trong quân đội, nhưng tôi không bao giờ trở thành một phi hành gia như tôi mong muốn. Đối với tôi, đó là một thất bại. Tôi có thể lái máy bay, nhưng tôi không lái được phi thuyền. Sau khi làm kinh doanh, tôi kiếm được thu nhập, nhưng không bao giờ tôi sở hữu được tiền. Tôi có 2 thất bại trong công việc. Tôi được bố trí trách nghiệm nhờ lời đề nghị của ba tôi trong Học viện Hải quân. Tôi suy nghĩ một cách duy lý, một hoa tiêu trong hải quân có thể làm gì ngoài việc bay cho một hãng hàng không?
Hỏi: Ông nghĩ rằng cơ hội của mình bị giới hạn?
Denis Waitley
: Vâng. Sau đó tôi nhận ra rằng tôi chưa bao giờ biết chút gì về tiền. Tôi biết nhiều về khẩu lệnh, vì thế tôi đạt được những chức vụ cao. Nhưng tôi bắt đầu thấy chính mình trống rỗng. Mọi người bảo tôi: “Denis, anh là một trong những người có năng khiếu, tài năng, sáng tạo, tuyệt vời nhất mà chúng tôi từng gặp. Chúng tôi rất tiếc là anh không thể chuyển sang lĩnh vực tài chính hay đạt đến sự thành công bền vững khác.” Năm 35 tuổi, có lẽ tôi nằm ở điểm tận cùng của thất bại. Tôi đi du lịch suốt. Tôi không có cuộc sống gia đình đầm ấm. Tôi thật sự tin rằng mình sinh ra là để thất bại. Tôi giống như cha tôi, vì ông ấy chưa bao giờ tạo ra tiền. Khi đi dạo trên biển, một người bạn đã nói rằng anh ấy cũng trải nghiệm giống như thế. Anh nhận ra rằng anh có ước mơ trở thành người giàu có. Anh bắt đầu nghĩ như người thành công và ở quanh những người thành công. Và sau đó, quyển sách của anh trở thành best-seller của tạp chí New York Times. Tên anh là Spencer Johnson, đồng tác giả của quyển The One-Minute Manager.
Hỏi: Vì thế ông đến bãi biển, tự hỏi liệu những ước mơ của ông có thành hiện thực không?
Denis Waitley: Những ước mơ của tôi viễn vông. Việc trở thành một phi hành gia là điều không thực tế. Tôi nhận thấy những ước mơ không thể đạt được này dẫn đến thất bại lần nữa.
Hỏi: Ông làm gì để thoát khỏi thất bại này?
Denis Waitley
: Tôi chán ngấy vòng lẩn quẩn này. Tôi bắt đầu tìm kiếm chỗ ẩn nấp dưới bóng những người thành công. Tôi mệt mỏi để chạy theo sự thất bại. Điều đầu tiên tôi làm là tìm một mục sư mạnh mẽ. Tôi cần những lời khuyên của một người cha. Ông ấy nói bay là một điều kiện thuận lợi, mẫu thành công dành cho tôi. Ông đã cho tôi sự yên lòng và sức mạnh tinh thần ngay lúc tôi cần nhất. Điều thứ hai tôi làm là bắt đầu đi đến buổi diễn thuyết được tổ chức bởi những người thành đạt nói về sức mạnh, sức khỏe và thành công. Tôi đang nghiên cứu mẫu thành công của họ. Khi mọi thứ ở mức tệ nhất, tôi bắt đầu viết The Psychology of Winning.
Hỏi: Như vậy, ở điểm thấp nhất của cuộc đời, ông đã sáng tạo tác phẩm lớn nhất đánh vào thị trường băng đĩa. Chương trình của ông được xuất bản như thế nào?
Denis Waitley
: Sau khi hoàn thành tác phẩm The Psychology of Winning, tôi mất 500 đôla cuối cùng để bay đến Chicago. Lúc đó, tôi đang thuyết giảng trong nhà thờ với phí tối đa là 50 đôla cho một bài giảng. Một người tin tưởng tôi đã gửi đến một cuộn băng thu âm trong nhà thờ. Anh ấy bảo rằng anh thích giọng nói của tôi và nghĩ tôi có nhiều ý tưởng hay. Anh nói rằng nếu tôi ở Chicago, tôi sẽ gặp Lloyd Conant, người cộng sự của anh. Tôi đã bay sang để gặp Lloyd Conant. Anh giúp tôi sửa bản thảo đầu tiên và tạo cơ hội thâu âm The Psychology of Winning. Điều này đã giúp tôi từ vô danh tiến đến một bước thành công nhất định.
Hỏi: Giờ đây ông đã đạt được thành công, ông có cảm thấy quá thành công có thể làm hư hỏng chúng ta?
Denis Waitley
: Chính xác. Nếu bạn được đám đông chấp nhận, có được tiền, sự thoải mái về vật chất, và nói đó là thành công nghĩa là bạn đã sai lầm.
Hỏi: Những dấu hiệu nguy hiểm của sự thành công có phải là khi ông biết rằng ông không điều khiển sự thành công mà thành công đang điều khiển ông?
Denis Waitley
: Có nhiều dấu hiệu chỉ báo. Một là ám ảnh đến nỗi lúc nào cũng nói về những thành tựu của chính mình. Thứ hai là bất cứ khi nào mọi người nói với bạn về những gì họ làm được, bạn cũng muốn hơn họ. Thứ ba là ám ảnh về những phần thưởng vật chất thể hiện ở chỗ luôn mong muốn có được nhiều hơn nữa.
Hỏi: Nếu khảo sát cuộc hành trình đi đến thành công, có thể nói rằng trước khi tạo dấu ấn trong đời, chúng ta cần quản lý những thất vọng của chúng ta.
Denis Waitley
: Tôi thật sự tin vào điều đó. Chúng ta phải nhìn thấy những thất bại như những kinh nghiệm lành mạnh. Chúng ta phải thay thế từ “một ngày nào đó” với những mục tiêu mà chúng ta thật sự có thể nắm bắt mỗi ngày. Chúng ta phải ngừng đánh cược hạnh phúc và thành công. Gieo trồng hạt giống chắc khỏe nghĩa là đầu tư tài năng bẩm sinh của bạn vào việc theo đuổi những mục tiêu thực tế. Không phải hạt giống nào được gieo trồng đều nở hoa, vì thế bạn cần nhìn những thất bại như học lấy những kinh nghiệm. Nhưng để thưởng thức những bônghoa trong vườn, bạn phải nhổ đi cỏ dại, có nghĩa là bạn phải nhận thức và từ bỏ những giấc mơ không thực.
Hỏi: Và nếu không làm thế?
Denis Waitley
: Những hạt giống chắc khỏe của bạn sẽ không bao giờ có cơ hội nở hoa.
Nguồn Internet